Ngày đăng: 07/12/2020 660 lượt xem
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa của các đối tượng tham gia giao thông trên đường thủy nội địa; các chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ bến khách ngang sông, người điều khiển phương tiện thủy nội địa; chủ các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động các tổ chức, cá nhân tham gia trên đường thủy nội địa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Thực hiện Kế hoạch số 1773/KH-KTLN, ngày 24/8/2020 của Đoàn kiểm tra liên ngành đường thủy - UBND tỉnh Vĩnh Phúc về kiểm tra việc chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020. Đội Thanh tra – An toàn số 1 đã tham gia phối hợp với các cơ quan ban ngành của tỉnh, lực lượng chức năng kiểm tra điều kiện hoạt động tất cả các cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy; kiểm tra phương tiện, người điều khiển phương tiện thủy hoạt động trên các tuyến sông, hồ, đầm, phương tiện đang neo đậu tại các khu vực neo đậu trên sông, khu vực bến bãi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; kiểm tra điều kiện hoạt động bến du thuyền Hồ Đại Lải.
Đoàn liên ngành tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật giao thông đường thủy nội địa đến các tổ chức, cá nhân, chủ cảng, bến, chủ phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa; Tiến hành kiểm tra 67 bến thủy nội địa, 10 bến khách ngang sông, 21 phương tiện thủy nội địa hoạt động trên 02 tuyến sông trung ương (sông Lô và sông Hồng), tuyến sông địa phương (sông Phó Đáy) thuộc địa bàn các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô và bến Du thuyền Hồ Đại Lải thuộc điạ bàn 02 xã Ngọc Thanh, Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả Đoàn đã kiểm tra lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với 48 trường hợp vi phạm, thu nộp kho bạc nhà nước với số tiền xử phạt là 134.400.000 đồng, đình chỉ hoạt động 12 bến thủy nội địa; đề nghị cơ quan có thẩm quyền đưa ra khỏi danh sách 11 bến thùy nội địa không hoạt động từ nhiều năm qua.
Kết thúc đợt kiểm tra, Điểm liên ngành đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc một số nội dung sau:
1. Hoạt động vận tải bằng đường thủy có nhiều lợi thế so với vận tải đường bộ “Khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn, chi phí cước vận tải nhỏ và ít gây ô nhiễm môi trường”. Để phát huy thế mạnh của vận tải thủy khu vực địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải đường thủy bảo đảm an toàn, đúng pháp luật, không gây ô nhiễm môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao, đề nghị các ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết hệ thống Cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2. Do nhu cầu vận tải tăng cao, những năm gần đây nhu cầu đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy tăng mạnh ở khu vực xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, hầu hết các bến đóng mới phương tiện mang tính tự phát, thời vụ cho nên các chủ cơ sở sửa chữa không làm thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo quy định. Phương tiện khi hạ thủy không đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật, không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Vì vậy để bảo đảm an toàn và đúng pháp luật cho các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy, Đoàn liên ngành đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng có liên quan tạo mọi điều kiện cấp giấy phép hoạt động bến TNĐ theo quy định của pháp luật.
(Đội Thanh tra – An toàn số 1)
17/10/2024 (16 lượt xem)
18/09/2024 (79 lượt xem)
09/05/2024 (442 lượt xem)
23/04/2024 (368 lượt xem)
25/01/2024 (2,007 lượt xem)